Thành phần thuốc trị sâu răng Thiên Phúc

Thuốc sâu răng Thiên Phúc là loại thuốc đặc trị sâu răng và các bệnh về răng như: Sâu răng, đau răng, chảy máu chân răng, nhức răng, răng hôi do sâu, viêm chân răng, viêm lợi… Với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, Thuốc chữa sâu răng gia truyền Thiên Phúc an toàn tuyệt đối cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Dưới đây là các thành phần của thuốc sâu răng Thiên Phúc

1. Hoàng Cầm

Hoàng cầm là một loài cây thảo sống lâu năm (đa niên), cao 20–50 cm, có rễ phình to thành chùy. Thân mọc đứng, vuông, phân nhánh. Lá mọc đối, cuống ngắn hoặc không cuống. Hoa mọc ở đầu cành, có màu lam tím. Cánh hoa có hai môi, bốn nhị, bầu có bốn ngăn.
Vị thuốc hoàng cầm (Radix Scutellariae) được làm từ rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm có màu vàng sẫm nên cây này được gọi là hoàng cầm
Tác dụng dược lý: Hạ huyết áp, Kháng sinh, Giảm sốt, Lợi tiểu.
Hoàng cầm

2. Bạch Chỉ

Trong y học cổ truyền, bạch chỉ cũng là tên gọi của một vị thuốc Bắc (chữ Hán: 白芷, tên dược học: Radix Angelicae) được bào chế từ rễ cây bạch chỉ phơi hay sấy khô.
Tính vị : vị cay, tính ấm
Quy kinh : vào 3 kinh : phế, vị , đại tràng
Công năng – chủ trị :
– Giải cảm hàn , dùng trong các bệnh do lạnh gây ra , biểu hiện đau đầu, chủ yếu đau phần trán và đau nhức phần xương lông mày, hốc mắt ; hoặc đau mắt mà nước mắt trào ra . Phối hợp với địa liền , cát căn , xuyên khung . Có trong thành phần của phương Bạch Địa Căn (bạch chỉ- địa liền- cát căn) , hoặc bột khung chỉ
– Trừ phong chỉ thống : dùng để chữa phong thấp , đau răng, viêm mũi mạn tính , đau dây thần kinh ở mặt , đau dạ dày; có thể dùng bạch chỉ , thương nhĩ tử, tân di mỗi thứ 12g, bạc hà 6g, nghiền thành bột mịn , uống với nước sôi để nguội
– Giải độc trừ mủ ( bài nùng) , dùng đối với nhọt độc , viêm tuyến vú ; hoặc rắn độc cắn (phối hợp bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo) ; hoặc trị mụn nhọt có mủ
Liều dùng : 4-12g
Kiêng kị : những người thuộc chứng hư, uất hỏa , Sốt xuất huyết
Cây thuốc bạch chỉ

3. Tế Tân

Tên gọi của các loài này trong tiếng Anh là wild ginger (gừng dại), do mùi và vị thân rễ của chúng rất giống với mùi vị của gừng, nhưng hai nhóm thực vật này trên thực tế không có quan hệ họ hàng gì. Rễ của các loài tế tân có thể dùng làm gia vị, nhưng nó chứa các chất lợi tiểu và gây đi đái nhiều.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa người ta dùng Asarum sieboldi hoặc Asarum heterotropoides mandshuricum trong một số bài thuốc. Các cơ quan có tác dụng: tim, phổi, gan, thận. Vị hăng và ấm, độc hại đối với thận. Các công năng chính là chống dị ứng, kháng histamin, hạ sốt và giảm đau, gây tê cục bộ, kháng khuẩn. Có tác dụng tiêu đờm, tiêu lạnh, gây đổ mồ hôi.
Vị thuốc tế tân

4. Thanh Đại

Thanh đại còn có tên khác là bột chàm. Tên khoa học: Indigo Naturalis (bột màu xanh tự nhiên). Thanh đại là sản phẩm được điều chế từ nhiều cây: chàm mèo: Strobilanthes cusia Bremek., họ ô rô (Acanthaceae); chàm: Indigofera tinctoria L., họ đậu (Fabaceae); bản lam căn: Isatis indigotica Fort. hoặc Isatis tictoria L., họ chữ thập (Brassicaceae); nghể chàm: Polygonum tinctorium Lour., họ rau răm (polygonaceae).
Thanh đại
Theo Đông y, thanh đại vị mặn, tính hàn; vào kinh can; tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tiêu ban, được dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, viêm hạnh nhân (viêm VA), cam tẩu mã; chữa viêm lợi chảy máu… Liều dùng: 2 – 8g. Do vị thuốc khó tan trong nước nên thường làm thành thuốc bột hoặc cho vào thuốc thang. Thanh đại là thành phần chính của thuốc cam (có màu xanh) trong các phòng mạch của lương y để chữa các chứng bệnh trên.
Thuốc đặc trị: Sâu răng, viêm chân răng, đau răng, nhức răng, chảy máu chân răng, viêm lợi.
Để được tư vấn kỹ hơn liên hệ ngay: 09.446.00001 – 0987.519.917

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0944.600.001