Súc miệng nước muối có tốt không? Cần lưu ý những gì?

Súc miệng bằng nước muối là cách nhiều người sử dụng để giữ gìn vệ sinh răng miệng, làm dịu cơn đau sưng sau khi nhổ răng, dịu các vết loét ở khoang miệng lại giúp hơi thở thơm tho. Nhưng thực tế, là súc miệng nước muối là thói quen có thể chưa hiểu hết súc miệng bằng nước muối có tốt không? có cần lưu ý gì không? súc miệng nước muối như nào thì đúng cách. Mời bạn cùng theo dõi ở bài chia sẻ dưới đây của Đông y Thiên Phúc nhé.

xuc-mieng-bang-nuoc-muoi

Súc miệng nước muối có tốt không? Cần lưu ý những gì?

Tác dụng của nước muối

Muối có chứa thành phần chính là natri clorua, có khả năng ức chế sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm.

Do vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, mà muối lại hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi được do bị thiếu nước.

Sử dụng nước muối để súc miệng cực kỳ tốt trong chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nhờ vào công dụng kiềm hóa, nước muối làm gia tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn vi khuẩn tăng sinh

Súc miệng nước muối mỗi ngày còn đem đến lợi ích như: loại bỏ mùi hôi trong miệng, làm dịu đi vết loét trong khoang miệng, phòng ngừa bệnh viêm nướu không sưng, sâu răng, đau họng, chống nấm candida, hạn chế mảng bám và ngăn ngừa viêm nướu, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp…

Việc sử dụng nước muối để súc miệng, rửa nước muối để chống vi khuẩn xâm nhập tấn công, gây bệnh là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Nước muối có diệt được vi khuẩn hay không?

Nước muối không thể diệt được hết tất cả các loại vi khuẩn ở miệng và họng. Nhưng sẽ đẩy vi khuẩn ra khỏi bề mặt nướu, răng, niêm mạc họng. Nên vi khuẩn sẽ bị rửa trôi theo nước muối và đi ra ngoài

Quy trình súc miệng nước muối đúng cách

  • Bước 1: Lấy một lượng dung dịch nước muối sinh lý vừa phải vào miệng.
  • Bước 2: Súc nước muối ở vùng thành họng sau
  • Bước 3: Súc quanh miệng, nướu, răng
  • Bước 4: Nhổ nước muối ra ngoài

Bạn nên súc miệng nước muối lâu nhất có thể nhé và khi súc xong nên nhổ ra để đẩy vi khuẩn…ra ngoài.

Mỗi ngày nên súc miệng nước muối 1-2 lần/ ngày lúc trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.

xuc-mieng-bang-nuoc-muoi

Cần lưu ý gì khi súc miệng nước muối

Cần súc miệng trước khi súc họng: bạn cần dùng nước muối làm sạch khoang miệng trong vòng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Rồi mới súc họng với những người bị viêm họng nên 3 tiếng súc miệng nước muối 1 lần. Quan trọng nhất là trước lúc đi ngủ và sau khi ngủ dậy cần súc miệng bằng nước muối.

  • Không pha muối quá mặn
  • Muối có tác dụng sát khuẩn tốt những không được làm dụng mà pha quá mặn. Khi pha nước muối cần pha đủ liều, đủ lượng, cần nếm trước vị mình có thể ngậm.
  • Bởi nước muối có nồng độ mặn cao sẽ gây tổn thương tới tế bào niêm mạc họng và gây thừa muối trong cơ thể. Nên pha nồng độ nước muối sinh lý 0.9% tương đương với 9g muối/1000ml nước là phù hợp nhất.
  • Sau khi súc miệng nước muối xong phải súc miệng lại bằng nước lọc
  • Để loại bỏ hết lượng muối, vi khuẩn mảng bám, bong ra lúc bạn súc miệng bằng nước muối.
  • Dùng nước muối súc miệng trước hay sau khi đánh răng đều được đều không gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
  • Khi sử dụng nước muối tự pha phải đảm bảo muối đã tan hoàn toàn trong nước. Bởi khi muối chưa tan hết có thể gây mòn nưới và răng, khiến cho lớp phủ của răng bị hư hại.
  • Nước muối có thể uống tuy nhiên không nên uống bởi sẽ gây gia tăng bệnh thận, cao huyết áp, đưa vi khuẩn vào cơ thể…
  • Không lạm dụng súc miệng nước muối quá nhiều bởi lượng natri có thể làm hại lớp men răng và gây mòn men răng. Chỉ nên súc miệng bằng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.
  • Để đảm bảo nồng độ nước muối súc miệng phù hợp bạn có thể ra nhà thuốc để mua nước muối sinh lý đóng chai sẵn để dùng vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí, không lo vấn đề hạn sử dụng. Do khi bạn tự pha nước muối súc miệng tại nhà với liều lượng không đúng, cách bảo quản không tốt sẽ gây ra hiệu quả khó lường nếu sử dụng thường xuyên.

Ngoài xúc miệng bằng nước muối, bạn nên sử dụng thuốc đặc trị sâu răng Thiên Phúc pha loãng vào nước và ngậm mỗi ngày cũng làm tiêu diệt vi khuẩn trong kẽ răng, điều trị sâu răng rất tốt.

Qua chia sẻ trên bạn đã biết tới súc miệng nước muối có tốt không? cần lưu ý những gì rồi nhé. Bạn hãy chia sẻ thông tin bổ ích để nhiều người được biết hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0944.600.001