Sâu răng: nguyên nhân, triệu chứng, uống thuốc gì?

Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người mắc phải. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc sâu răng và các bệnh về răng miệng lên tới 90%. Do đó, cần có những hiểu biết để phòng bệnh và chữa sâu răng hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh sâu răng
Tìm hiểu về bệnh sâu răng

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương của răng do vi khuẩn bám ở mảng răng tạo thành những lỗ trên bề mặt của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, và tử vong đối với những ca nặng. (Nguồn: wikipedia)

Răng bị sâu do các vi khuẩn có khả năng tạo ra axit như: Streptococcus mutan, Lactobacillus, và các loài Actinomyces. Các loại vi khuẩn này phát triển tốt trong các môi trường có các carbohydrate lên men như các loại đường fructose, sucrose, và glucose. Răng có thể bị sâu ở nhiều vị trí khác nhau như răng hàm trên, hàm dưới, răng khôn (răng số 8). Nhưng thường gặp nhất là ở răng khôn do vị trí này khó vệ sinh sạch sẽ và cũng là nơi xuất hiện nhiều mảng bám.

Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập và phá hoại tủy.

Một số hình ảnh về sâu răng
Một số hình ảnh về sâu răng

Nguyên nhân bị sâu răng

Mảng bám

Mảng bám được sinh ra do chúng ta ăn nhiều đường, tinh bột và không làm sạch răng. Khi đó, vi khuẩn bắt đầu ăn chúng và tạo thành mảng bám. Mảng bám có thể cứng lại trên nướu tạo thành cao răng. Vôi răng làm cho mảng bám khó để loại bỏ và tạo ra 1 loại lá chắn cho vi khuẩn.

Các axit này làm mềm men răng, sói mòn răng tạo ta các lỗ nhỏ li ti hoặc các vệt trắng đục trên răng. Sau đó, vi khuẩn và axit tiếp tục tác động đến phần răng bị tổn thương và gây răng bị sâu.

Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển qua răng, di chuyển bên cạnh vật liệu răng bên trong (tủy) có chứa dây thần kinh và mạch máu. Buồng tủy bị sưng và kích thích từ vi khuẩn. Do không có chỗ cho vết sưng mở rộng bên trong răng, dây thần kinh bị chèn ép, gây đau. Không làm sạch răng sau khi ăn sẽ khiến đường và tinh bột biến thành axit

Thói quen ăn uống

Ăn quá nhiều đồ ăn chứa đường, tinh bột giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tạo ra các mảng bám cho vi khuẩn trú ngụ và phá hủy men răng.

Chăm sóc răng miệng không tốt

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn hoặc trước khi ngủ hình thành lên các mảng bám tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây ra các bệnh về răng miệng.

Đánh răng không đúng cách

Đánh răng nên chải theo chiều dọc hoặc xoay vòng tròn. Sử dụng các loại bàn chải có lông tơ để có thể chải sạch các vị trí kẽ răng (không sử dụng bàn chải có lông cứng dễ làm tổn thương nướu). Bề mặt tiếp diện của bàn chải đủ rộng để tiếp xúc được toàn bộ mặt trước và sau răng. Vệ sinh lưỡi sau khi cần làm sạch bề mặt nướu.

Do kết cấu răng

Răng không bị sứt mẻ, lung lay, mọc thẳng, men răng tốt, mức khoáng cao khiến răng có khả năng chống lại các bệnh lý về răng miệng tốt hơn.

Khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thay đổi hoocmon, nội tiết tố sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn.

Thiếu nước

Thiếu nước dẫn tới tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt làm giảm khả năng rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại.

Triệu chứng bệnh sâu răng

Sâu răng là một căn bệnh biến đổi theo thời gian, do đó triệu chứng cũng thay đổi đa dạng. Nhận biết càng sớm sẽ giúp cho việc chữa trị hiệu quả tránh đau đớn.

  • Vết trắng đục hoặc đốm đen trên răng: ở thời gian đầu răng bị sâu nhẹ thường xuất hiện những vết trắng đục ở quanh răng. Vi khuẩn làm hao mòn canxi men răng và mất các khoáng chất trong men răng.
  • Răng đổi màu: răng chuyển sang màu sẫm hơn do rối loạn dinh dưỡng ở răng. Tủy răng sẽ bị ảnh hưởng và chuyển sang màu sẫm khi không được nuôi dưỡng đầy đủ.
  • Đau nhức răng thường xuyên: bị đau nhức răng thường xuyên là dấu hiệu của bệnh sâu răng đang phát triển hoặc bạn đang có vấn đề về viêm lợi, nha chu.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: vi khuẩn tạo ra các axit phá hủy men răng gây ra mùi hôi miệng khó chịu.
  • Chảy máu lợi, chân răng: các dấu hiệu chảy máu lợi, chân răng cũng là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến viêm lợi, nha chu.
  • Sưng lợi: răng bị sâu dẫn đến nhiễm trùng, làm ảnh hưởng tới dây thần kinh và gây sưng lợi.
  • Răng nhạy cảm hơn: khi ăn uống các loại đồ ăn quá nóng hoặc lạnh hoặc thực phẩm cứng do bị sâu răng làm yếu men răng. Từ đó răng sẽ bị nhạy cảm hơn bình thường.

Sâu răng hay gặp ở vị trí nào trên răng?

Răng của người trưởng thành có 32 chiếc, dù ở vị trí nào thì răng cũng có thể bị sâu. Nhưng nếu vị trí dễ bị sâu nhất thì đó là răng hàm. Răng hàm có chức năng nhai, nghiền nát thức ăn và bảo vệ xương hàm. Răng hàm dễ bị sâu nhất do vị trí trong cùng, khó để vệ sinh sạch sẽ và làm sạch. Răng hàm đóng góp rất nhiều vào việc nhai, nghiền thức ăn nên men răng dễ bị bào mòn và suy yếu. Ngoài ra, bề mặt răng hàm cũng có nhiều chỗ trũng, là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Trong nhóm răng hàm, răng có vị trí số 6 tính từ vị trí răng cửa có nguy cơ bị sâu rất cao. Đây là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất và trải qua quá trình nhai nghiền thức ăn sớm nhất. Do đó, nếu không vệ sinh chăm sóc tốt, răng số 6 này rất dễ bị sâu.

Sâu răng có lây không?

Sâu răng có thể lây từ răng này sang răng khác: nếu xuất hiện tình trạng răng bị sâu bạn nên điều trị dứt điểm ngay để tránh lây sang các răng bên cạnh.

Di truyền: một nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có răng bị sâu thì con cái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Do men răng yếu được di truyền sang con làm vi khuẩn dễ tấn công hơn.

Sâu răng có nguy hiểm hay không?

Sâu răng là bệnh rất nguy hiểm, gây đau đơn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Thậm thí bị gãy răng, rụng răng. Nếu không chữa khỏi kịp thời có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như:

  • Tiểu đường: vi khuẩn xâm nhập và răng bằng cách tấn công qua bề mặt răng và men răng, ngà răng gây ra các kích thích trong khoang miệng làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó gây khó khăn trong việc chuyển hóa lượng đường thành năng lượng và gây ra tiểu đường.
  • Suy giảm trí nhớ: theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Na Uy, khả năng ghi nhớ có liên quan chặt chẽ tới tình trạng của răng miệng. Răng bị sâu sẽ làm 1 phần của bộ não bị ảnh hưởng làm giảm độ nhạy của các vùng khác trên não và làm suy giảm trí nhớ.
  • Bệnh tim mạch: răng sâu có thể khiến vi khuẩn đi vào máu gây ra các bệnh viêm màng tim, đột quỵ, tắc mạch.
  • Gây ung thư: răng bị sâu có khả năng gây ra ung thư, nhất là ung thư vòm miệng.
  • Khó khăn khi mang thai: nguy cơ sinh non ở người bị sâu răng cao cấp 3 lần người có sức khỏe răng miệng tốt. 25% phụ nữ sâu răng sinh sớm trước 35 tuần.

Tại sao phải chữa sâu răng từ sớm?

Răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể không thể tự phục hồi. Do đó, phát hiện và chữa trị càng sớm sẽ giúp chữa và giữ răng làm lớn. Sâu răng là căn bênh phát triển liên tục không ngừng, tiến trình phá hủy của sâu răng đi từ ngoài vào trong: men răng – ngà răng – tủy răng. Khi sâu răng xâm nhập càng sâu thì tình hình sẽ càng trở lên nghiêm trọng và khó chữa hơn.

Sâu răng uống thuốc gì?

Thuốc sâu răng gia truyền Đông Y Thiên Phúc.

Đông y Thiên Phúc là nhà thuốc gia truyền với những bài thuốc quý được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thuốc chữa sâu răng Thiên Phúc với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên (tế tân, thanh đại, bạch chỉ, hoàng cầm) sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Giảm đau răng ngay khi sử dụng và khỏi hẳn sâu răng chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng.

thuoc-sau-rang-thien-phuc
Thuốc đặc trị sâu răng Thiên Phúc

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

Vệ sinh răng miệng tốt giúp ngăn ngừa răng bị sâu hiệu quả, sau đây là một số lời khuyên để phòng ngừa bệnh sâu răng:

Giữ vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn. Nên sử dụng kem đánh răng có chứa Flo. Để làm sạch kẽ răng có thể sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng…

Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế những loại đồ ăn, thức uống có nhiều đường vì đây là những thực phẩm tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Những loại đồ uống có gas như Coca, Pesi… chứa nhiều đường và có độ axit cao làm cho răng thêm suy yếu.

Uống nhiều nước không những giúp làm sạch răng miệng mà nước máy còn chứa một lượng nhỏ flo giúp giảm sâu răng đáng kể

Ăn thực phẩm tốt cho răng: rau, củ, quả, sữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0944.600.001