Nhiệt miệng là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng rất khó chịu. Nhiệt miệng khiến cho bệnh nhân khó ăn uống, làm cơ thể suy nhược, gây khó khăn khi nói chuyện. Vậy nhiệt miệng ăn gì cho nhanh khỏi?
Nhiệt miệng là những vết loét trong miệng, trên lưỡi, nướu… Theo đông y, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng, gan không thải được độc tố thì phát ra miệng. Còn theo quan điểm của Tây y, có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng nhưng các chuyên gia cho rằng viêm, nhiễm trùng niêm mạc miệng là nguyên nhân nhân hàng đầu gây bệnh.
Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi?
Nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi hay nhiệt miệng ăn gì cho mát là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Để ngăn chặn quá trình diễn tiến của loét miệng và làm giảm sự tổn thương của niêm mạc, giải nhiệt cho cơ thể, người mắc có thể sử dụng một số thực phẩm sau:

Nhiệt miệng nên ăn các loại rau xanh có tính mát
Rau má, râu ngô
Rau má, râu ngô từ lâu đã được biết đến là những thảo dược tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, dùng rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Để khắc phục tạm thời tình trạng nhiệt miệng bạn có thể xay nhỏ rau má, lọc lấy nước, thêm đường phèn để uống. Ngoài ra, râu ngô cũng có hiệu quả tương tự, giúp giảm sưng đau, nhanh lành vết loét nên người bị nhiệt miệng có thể đun nước râu ngô sử dụng hàng ngày.
Lá rau ngót
Không chỉ là một món ăn được nhiều người yêu thích mà rau ngót còn là một vị thuốc giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Loại rau này có hàm lượng vitamin C và chất kháng khuẩn cao, giúp giảm đau và làm săn se niêm mạc miệng. Rau ngót giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng
Khế chua
Đây là loại quả giúp trị nhiệt miệng tương đối hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Trong khế chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, nhờ vậy giúp cải thiện chứng nhiệt miệng.
Dứa và chanh
Dứa và chanh đều chứa axit tự nhiên, có khả năng đánh bay cao răng một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến men răng. Axit trong dứa chứa các enzym giúp tiêu diệt vi khuẩn gây loét miệng hiệu quả, thúc đẩy tiết ra nước bọt làm sạch các mảng bám trong khoang miệng.
Cà rốt
Thiếu hụt vitamin A cũng có thể có thể gây nhiệt miệng. Cà rốt là 1 nguồn beta-carotene dồi dào, giúp cơ thể sản xuất vitamin A. Vì thế, hãy bổ sung cà rốt vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa chảy máu chân răng, cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm rau bina và cà rốt,… Đây cũng là những nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào cho cơ thể.

Xem thêm: sâu răng ăn gì?
Dưa chuột
Thực phẩm này giúp duy trì sự cân bằng acid trong miệng của bạn, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề răng miệng. Bạn có thể thêm 1 vài lát dưa chuột vào món rau hoặc ăn kèm với thịt, cá,… để giữ cho nướu răng khỏe mạnh.
Củ cải
Củ cải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và nhiều thành phần khác có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, rất hữu ích với tình trạng nhiệt miệng.
Qua bài viết này, Đông y Thiên Phúc hi vọng rằng sẽ giải đáp được thắc mắc “nhiệt miệng ăn gì” của bạn đọc. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt để làm việc hiệu quả hơn.