Trong điều trị nha khoa nếu không thật sự cần thiết thì các bác sĩ sẽ không đưa ra chỉ định lấy tủy răng. Bởi những răng bị lấy tủy sẽ không còn được chắc khỏe như những răng còn tủy. Với trường hợp bất đắc dĩ phải lấy tủy răng thì bác sĩ mới chỉ định lấy tủy. Tuy nhiên, người bệnh còn nhiều lo lắng như lấy tủy răng có đau không? sẽ được giải đáp cụ thể ở bài viết dưới đây.
Những trường hợp cần lấy tủy răng.
- Răng bị sâu làm viêm tủy, nhiễm trùng, làm lộ tủy.
- Răng bị vỡ, mẻ lớn
- Thấy cơn đau nhức răng âm ỉ với mức độ đau tăng dần, có thể thấy răng hơi bị lung lay.
- Rau bị đau, thấy nhói khi ăn nhai, nhạy cảm với các loại thức ăn, thực phẩm nóng lạnh.
- Răng đau nhức thường xuyên, liên tục nhất là ban đêm, có sử dụng thuốc giảm đau cũng không hết cơn. Sau một thời gian sẽ hết đau răng vì khi đó tủy đã chết hoặc hoại tử sẽ tạo thành những ổ viêm nhiễm có khả năng lan rộng trong xương.
Các bác sĩ sẽ lấy tủy để làm sạch ổ viêm nhiễm, ngăn chặn xương không bị phá hủy. Ở lợi gần chân răng có xuất hiện mụn mủ trắng, mụn mủ cứ nổi lên rồi lại mất và cứ tái đi tái lại liên tục.
Mụn mủ không gây tình trạng đau nhức nhưng lại gây hôi miệng nặng do bị nhiễm trùng nên cần phải thực hiện lấy tủy để loại bỏ đi ổ nhiễm trùng này.
Ưu nhược điểm của lấy tủy răng.
Ưu điểm: Điều trị tủy răng hay lấy tủy răng là cách tối ưu trong chữa trị các bệnh lý tủy răng, giúp người bệnh không bị cơn đau nhức răng hành hạ đồng thời bảo tồn được tối đa cấu trúc thật của răng mà không phải nhổ bỏ.
Nhược điểm: Đối với răng thật chưa bị lấy tủy răng khi biết cách chăm sóc răng sẽ còn vĩnh viễn.
Nhưng đối với răng đã điều trị tủy răng sẽ khiến răng lấy tủy thành răng chết nên tuổi thọ của răng chỉ dao động từ 15-25 năm bởi răng sau khi lấy tủy không còn được nuôi dưỡng khiến răng bị yếu đi, giòn, dễ vỡ, sứt mẻ.
Lấy tủy răng có đau không?
Với những kỹ thuật nha khoa hiện đại ngày nay thì vấn đề lấy tủy răng hoàn toàn không đau như bạn nghĩ nên bạn không cần phải lo lắng nhiều. Bởi lấy tủy răng còn nhẹ nhàng hơn nhiều so với bị những cơn đau răng do nhiễm trùng ống tủy gây ra.
Trong quá trình tiến hành lấy tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ nên vùng miệng sẽ không có cảm giác và cũng ít đau.
Sau khi lấy tủy răng xong, phần tủy hỏng đã được loại bỏ nên bạn không cần phải chịu những cơn đau răng và răng không bị nhạy cảm với đồ ăn, thực phẩm nóng lạnh nữa.

Cách chăm sóc sau khi lấy tủy răng
Cần theo dõi cơn đau: sau khi lấy tủy răng xong sẽ thấy khó chịu. Nếu bạn thấy đau dai dẳng kéo dài cần liên hệ tới bác sĩ nha khoa để được tư vấn, kiểm tra.
- Nên hạn chế nhai, cắn tại chỗ răng mới lấy tủy. Cẩn thận hơn cần tránh ăn nhai sau vài giờ chữa tủy để chất hàn ở trên răng không bị bong ra.
- Cần ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, hạn chế phải nhai.
- Uống đúng theo đơn thuốc mà bác sĩ kê, không tự ý ngừng hay đổi thuốc khi chưa có chỉ định.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ vị trí răng lấy tủy như sử dụng nước súc miệng, đánh răng bằng bàn chải lông mềm thật nhẹ nhàng.
- Cần tái khám ngay nếu có điều bất thường.
- Khám nha khoa định kỳ.
- Sử dụng thuốc trị sâu răng Thiên Phúc hàng ngày để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Qua những chia sẻ ngắn gọn trên bạn đã biết lấy tủy răng có đau không? rồi nhé. Thực tế, lấy tủy răng không đau như những gì bạn tưởng tượng đâu mà hãy tìm tới những cơ sở nha khoa uy tín để lấy tủy răng, chữa bệnh lý về răng sớm nhất nhé.