Đau răng khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân và cách chữa hữu hiệu

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ mắc đau răng, sâu răng. Đau răng khi mang thai không có biện pháp khắc phục xử lý sớm sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Đau răng là biểu hiện cảnh báo mẹ đang mắc bệnh lý răng miệng. Vậy cùng tìm hiểu xem đau răng khi mang thai tháng cuối có nguyên nhân là gì, cách chữa như thế nào mời bạn theo dõi ở bài viết dưới đây.

dau-rang-khi-mang-thai-thang-cuoi
đau răng khi mang thai tháng cuối

Nguyên nhân gây đau răng khi mang thai tháng cuối

– Do khi mang thai phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố nữ, trong giai đoạn mang thai các hormone progesterone và estrogen tăng đột ngột lên gấp 10 đến 30 lần so với bình thường đã khiến cho mô lợi trở nên nhạy cảm hơn vì thế dễ bị mắc bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, đau răng …

Đau răng khi mang thai tháng cuối có mức độ tăng nội tiết tố nữ theo tuần thai

– Do sự thay đổi hệ vi khuẩn ở trong khoang miệng. Khi nồng độ vi khuẩn ở khoang miệng thay đổi, đặc biệt là  vi khuẩn P.gingivalis sẽ gây ra vấn đề về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu P.gingivalis thường ẩn nấp ở trong mô lợi. Khi mang thai vi khuẩn P.gingivalis phát triển quá nhanh quá mắc từ tuần 12 cho đến kết thúc thai kì nên gây ra bệnh răng miệng và hiện tượng đau đớn ngày một nặng hơn.

– Do chế độ ăn uống thường xuyên, liên tục, ăn nhiều bữa khiến răng miệng sẽ có nhiều mảng bám. Mảng bám sẽ là nơi trú ngụ của vi khuẩn do đó sẽ gây bệnh về răng và gây nguy hại tới thai kì.

Vì thế, dù phụ nữ mang thai có vệ sinh răng miệng tốt, sạch sẽ thì vẫn có khả năng mắc bệnh răng lợi như đau răng, viêm lợi, viêm chân răng…

Biểu hiện đau răng ở phụ nữ mang thai

– Bị hôi miệng, hơi thở hôi khó chịu

– Dễ bị chảy máu lợi, dễ chảy máu chân răng

– Viêm lợi, sưng đỏ, sưng má, đau nhức, phù nề

– Chân răng bị tụt xuống

Khi gặp tình trạng này mà không được chữa trị kịp thời sẽ có dấu hiệu răng lỏng lẻo, răng lung lay, phá hủy hàm.

phu-nu-mang-thai-bi-sau-rang-co-sao-khong
Phụ nữ mang thai bị sâu răng có bị sao không

Tác hại của đau răng khi mang thai tháng cuối.

Tác hại đối với phụ nữ mang thai: gây xung huyết, hình thành túi xung quanh răng, lợi sưng, viêm lợi, tụt lợi, viêm túi lợi. Khi hình thành các túi quanh răng sẽ chứa nhiều vi khuẩn chúng phát triển, sinh ra mủ chảy ra ngoài làm lợi tụt xuống, lộ chân răng ra ngoài…Khi không được chữa trị khi đó răng sẽ tách dần khỏi cấu trúc nâng đỡ xung quanh gây lung lay, rụng mất răng.

Tác hại với thai nhi

Vi khuẩn P.gingivalis có ở trong khoang miệng của mẹ bầu sẽ đi vào dòng máu, xâm lấn vào nhau thai gây viêm và sẽ phá hủy màng nhau thai có khả năng gây sinh non, tiền sản giật, sảy thai, đái tháo đường…gây nguy hiểm cho thai nhi.

Có nên uống thuốc giảm đau răng khi mang thai tháng cuối?

Khi mang thai tháng cuối tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần hạn chế sử dụng tối đa là tốt nhất. Hãy nghe tư vấn của bác sĩ không nên tự ý sử dụng.

Phương pháp chữa đau răng khi mang thai tháng cuối tại nhà.

Ngậm nước muối ấm: muối có công dụng khử trùng tốt nên giúp tiêu diệt vi khuẩn. Ngậm nước muối ấm làm tê bì chỗ răng đau nên giúp giảm đau. Phụ nữ mang thai nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối sau khi ăn để làm sạch, vệ sinh răng miệng.

Chườm đá: Bạn sử dụng nước đá lạnh để chườm trực tiếp lên vị trí răng bị đau. Bởi hơi lạnh sẽ làm tê vùng răng đau nên sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ ràng.

Nhai tỏi: Bạn đưa nhánh tỏi ta cắn để tỏi chảy nước, hỏi cay của tỏi có tác dụng sát khuẩn tốt. Độ cay, độ hăng của tỏi sẽ giảm đau nhanh chóng nên bạn sẽ thấy thoải mái, dễ chịu, giảm đau

Bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám sớm, nên khám định kì để chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

Bạn cần lấy cao răng, loại bỏ mảng bám gây viêm lợi, sâu răng, đau răng…Nếu bị nhẹ thì chỉ cần lấy cao răng xong là đã được cải thiện triệu chứng bệnh.

Bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi và các loại vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ và bé.

Cần đánh răng 2 lần/ ngày để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cần dùng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa chuyên dụng để tránh tổn thương răng lợi mà lấy được hết thức ăn bị mắc lại.

Sau khi ăn vặt, ăn uống cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.

Mẹ bầu đang mang thai tuyệt đối không nên dùng can thiệp cơ học hay thuốc kháng sinh mà cần sử dụng các biện pháp như vệ sinh răng miệng hàng ngày và nên chữa theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Bài viết trên Đông y Thiên Phúc đã chia sẻ đầy đủ thông tin đau răng khi mang thai tháng cuối: nguyên nhân và cách chữa hữu hiệu. Mẹ bầu hãy trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé một sức khỏe khỏe mạnh, tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0944.600.001