Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc chuẩn – Phân biệt hoa ngũ sắc

Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc thì rất nhiều người biết nhưng sử dụng hoa ngũ sắc nào chắc hẳn mọi người còn vẫn chưa rõ. Bởi vì hiện nay có 2 loại hoa ngũ sắc, dùng loại nào mới đúng? Dưới đây là cách chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc và phân biệt 2 loại hoa ngũ sắc.

Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc chuẩn

Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc chuẩn

Hoa ngũ sắc hay còn gọi là hoa cứt lợn. Là một loại cây nhỏ (thân thảo). Thân cây nhiều lông mềm, cao khoảng 25-50cm. Hoa có mùi hôi đặc trưng.

Hoa ngũ sắc thường mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở các vùng nông thôn. Lá cây mọc đối nhau, hình trứng hay ba cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm. Mép lá có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt trên của lá đậm màu hơn. Hoa ngũ sắc thường có màu tím hoặc xanh.

Trong hoa ngũ sắc có khoảng 0.16% tinh dầu màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong đó chứa cadinen, caryophyllen, geratocromen, và một số thành phần hóa học khác có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.

Hoa ngũ sắc bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết. Khi dùng, người bệnh sẽ thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi.

Chỉ là một loại cây cỏ mọc hoang ngoài vườn nhưng bài thuốc chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc lại vô cùng hiệu nghiệm. Dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng cây hoa ngũ sắc chữa viêm xoang.

Cách chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc:

  • Hái một ít cây ngũ sắc tươi về, rửa sạch đất và bụi bẩn, để ráo nước.
  • Sau đó giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông (nếu ít nước có thể pha thêm với ít cồn 70 độ).
  • Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15 – 20 phút. Bông thuốc sẽ giúp hút dịch mủ trong xoang mũi ra ngoài.
  • Sau khi rút bông ra khỏi mũi, xì mũi nhẹ nhàng để dịch và mủ chảy ra hết. Không nên xì mũi mạnh vì mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
  • Mỗi ngày làm khoảng 2- 3 lần, liên tục trong 1 tuần hoặc đến khi hết các triệu chứng của bệnh viêm xoang.

Hoa ngũ sắc chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ.

Đến giai đoạn nước mũi chuyển sang dịch trong, người bệnh nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu tiếp tục dùng hoa ngũ sắc, mũi sẽ liên tục chảy nước.

Trước khi chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc, người bệnh cần tham khảo thêm các bác sĩ để có được hiệu quả điều trị cao.

Xem thuốc trị viêm xoang hiệu quả cao tại đây

Phân biệt hai loại hoa ngũ sắc chữa viêm xoang

Hiện nay ở 1 số vùng có 2 loại hoa ngũ sắc. 1 loại hoa nhỏ, cánh hoa nhỏ dùng để chữa viêm xoang và 1 loại hoa to hơn, nhiều màu dùng làm cảnh và chữa một số bệnh khác nhưng không có tác dụng chữa viêm xoang.

1 Hoa ngũ sắc chữa viêm xoang

Hoa ngũ sắc chữa viêm xoang là loại hoa chúng ta đang tìm hiểu tại bài viết này.

Hoa ngũ sắc chữa viêm xoang

2 Hoa ngũ sắc không chữa viêm xoang

Đây thực chất là Bông ổi là loài cây nhỏ, nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Lá hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì, mép lá có răng cưa; mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn; phiến lá dài 3–9 cm, rộng 3–6 cm; cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa. Hoa không cuống, nhiều giống màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ mọc thành bông dạng hình cầu; hoa có lá bắc hình mũi giáo. Đài hình chuông, có hai môi. Tràng hình ống có bốn thùy không đều. Quả hình cầu, màu đỏ nằm trong lá đài, chứa hai hạch cứng, xù xì.

Loài hoa này được trồng làm cảnh nhiều va không có tác dụng chữa viêm xoang.

Hoa ngũ sắc không chữa viêm xoang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0944.600.001