Nhiệt miệng không gây nguy hiểm chết người nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Vậy chữa nhiệt bệnh nhanh như thế nào mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách chữa nhiệt miệng nhanh tại nhà hiệu quả, an toàn nhé.

Nhiệt miệng là gì ?
Nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp bệnh gặp ở cả nam và nữ trong đó nữ giới có tỉ lệ mắc nhiều hơn so với nam giới. Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như do di truyền, do dùng chung vật dụng hàng ngày…
Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp-tơ là vết loét nông, nhỏ phát triển ở các mô mềm bên trong môi hoặc má, ở trên nướu hoặc bên dưới lưỡi.
Vết nhiệt miệng thường có hình oval hoặc hình tròn, có màu vàng hoặc màu trắng ở giữa , đỏ ở viền xung quanh.
Trước khi hình thành vết loét trong khoang miệng thì miệng của người bệnh sẽ thấy rát hoặc bị ngứa nhẹ một chút.
Các vết loét nhiệt miệng luôn nằm trong khoang miệng và không lây lan, chúng gây đau nhức, mỗi khi ăn hay nói sẽ càng gây đau đớn.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng chưa có nguyên nhân chính xác nhưng theo quan niệm của nhiều người thì nguyên nhân gây nhiệt miệng do các yếu tố:
- Do không may cắn vào má gây chảy máu như nhai bị vấp cắn vào má…
- Do ăn những đồ cay nóng, chua nhiều làm cơ thể bị nóng
- Do lựa chọn nước xúc miệng hay kem đánh răng có các chứa chất chứa sodium lauryl sunfate khiến khoang miệng bị tổn thương bên trong.
- Do bị stress
- Do bị thay đổi hormon (nội tiết tố)
- Do vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng gây bệnh.
- Do cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng như axit folic, kẽm, vitamin B, sắt
- Bị nhiễm AIDS hoặc mắc bệnh xã hội herpes sinh dục…
- Triệu chứng thông thường khi bị nhiệt miệng là sưng hạch bạch huyết, sốt, khó chịu, đau đớn, có vết loét…
Cách chữa nhiệt miệng nhanh hiệu quả bằng nguyên liệu dễ tìm
Đa phần các vết loét miệng thường rất nhỏ và tự biến mất sau 1-2 tuần xuất, cũng không để lại sẹo. Tuy nhiên nhiệt miệng gây khó chịu, đau nhức cần chữa nhiệt miệng càng nhanh càng tốt bằng cách áp dụng một số cách dưới đây nhé.

- Bổ sung vitamin B.
- Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B cũng làm gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng. Việc bổ sung vitamin B12 giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả ngăn ngừa tái phát,
- Theo nhiều nghiên cứu thì lượng vitamin B12 cần bổ sung cho cơ thể trong 1 ngày là 1mg, mỗi ngày 2 lần trong 6 tháng.
- Cần bổ sung sắt.
- Bạn cần đi khám để biết lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể để bổ sung.
- Ăn sữa chua.
- Khi bị nhiệt miệng mỗi ngày bạn nên ăn 1 cốc sữa chua. Bởi khi lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ giúp chữa vết nhiệt miệng hiệu quả đồng thời sữa chua mịn, mát giúp giảm đau hữu hiệu.
- Sử dụng giấm táo.
- Bạn lấy giấm táo pha với nước ấm theo tỉ lệ bằng nhau. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hàng ngày sẽ giúp khỏi các vết nhiệt miệng, loét miệng.
- Giấm táo như một loại kháng sinh tự nhiên, an toàn để chữa bệnh nhiệt miệng.Bởi trong thành phần giấm táo có axetic acetic có công dụng diệt khuẩn và giúp tăng cường các lợi khuẩn.
- Dùng nước oxi già.
- Bạn pha nước oxi già theo tỉ lệ 1/2 nước : 1/2 oxi già. Sau đó bạn dùng bông nhúng vào nước oxi già này bôi vào vết loét miệng. Cần thực hiện đều đặn hàng ngày.
- Lưu ý: Sau khi bôi nước oxi già khong được ăn hoặc uống sau 1 tiếng chữa trị.
- Dùng chè lọc
- Trong chè có chất tannin giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả.
- Mỗi khi bạn uống chè xong bạn hãy giữ lại các túi chè lọc để khi bị nhiệt miệng mang ra dùng. Bạn chỉ cần đắp túi chè uots vào vết loét sẽ thấy giảm viêm, giảm đau
- Dùng mật ong:
- Mật ong từ lâu đã được ông cha dùng để chữa nhiệt miệng mang lại hiệu quả.
- Bạn có thể dùng mật ong để bôi lên vết lở loét. Hoặc có thể pha nước với mật ong ấm rồi nhấp một chút một.
- Ngoài ra, bạn có thể trộn mật ong cùng với tinh bột nghệ rồi đắp lên vết lở loét trong miệng 2-3 lần mỗi ngày
- Dùng khế chua
- Bạn chỉ cần lấy từ 2-3 quả khế chua đun lấy nước để ngậm. Khế chua có tác dụng chữa lành nhiệt miệng nhanh chóng.
- Kiêng không ăn những đồ cay nóng, chua cay. Bởi khi ăn vào sẽ khiến vết thương sẽ càng loét càng đau, càng xót và khiến vết loét càng nghiêm trọng hơn.
- Dùng đá lạnh để chườm:
- Dùng đá lạnh chườm sẽ ngăn ngừa máu tới khu vực bị nhiệt miệng đồng thời sẽ giảm đau.
- Tự pha nước súc miệng tại nhà.
- Bạn lấy 1 thìa cà phê banking soda cùng 2 thìa nước ép nha đam cùng 1/2 cốc nước ấm. Khuấy đều. Nhấp một ngụm nhỏ để súc miệng thực hiện lại cho tới khi đến hết chỗ nước đó và không đươc nuốt. Ngày thực hiện 1 lần cho tới khi khỏi nhiệt miệng.
- Sử dụng DGL – Deglycyrrhizinated:
- Đây là thuốc chữa trị nhiệt miệng, giảm đau được chiết suất từ rễ cây cam thảo
- Bạn lấy 1/2 thìa cà phê DGL pha với 1/4 cốc nước ấm và sử dụng để súc miệng 4 lần mỗi ngày.
- Dùng thuốc đặc trị sâu răng Thiên Phúc để chữa nhiệt miệng
- Thuốc đặc trị sâu răng Thiên Phúc có các thành phần chống viêm, kháng khuẩn nên sử dụng cho nhiệt miệng sẽ làm giảm sưng, nhanh lành vết thương hơn. Tham khảo Thuốc sâu răng Thiên Phúc tại đây
Dùng đá lạnh chườm sẽ ngăn ngừa máu tới khu vực bị nhiệt miệng đồng thời sẽ giảm đau Qua chia sẻ trên bạn đã biết các cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả rồi nhé. Bạn hãy kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả mong muốn.